December 2013 ~ TÂN KỲ QUÊ TA

Đầm Sen Quê Ta

Cảnh đầm sen quê ta luôn luôn đẹp mãi

Ủy Ban Nhân Dân Xã Tân Kỳ

Văn phòng ủy ban xã tân kỳ

Đình làng quỳnh côi

Đình làng cổ kính tồn tại mãi cùng thời gian.

Chùa Phúc Duyên

Cổng chùa phúc duyên.

Hinh ảnh xã tân kỳ

Hội trại hè xã tân kỳ

Friday, December 27, 2013

Rước thánh thôn ngọc lâm xã tân kỳ

hoi-lang-thon-ngoc-lam-xa-tan-ky
Hàng năm tại thôn ngọc lâm xã tân kỳ huyện tứ kỳ tỉnh hải dương luôn tổ chức lễ hội tại đình làng trong thôn ngọc lâm.Trong thôn còn di tích lịch sử  là 2 ngôi đình làng  và một ngôi chùa cổ kính.
-Đình Quỳnh Gôi tại xã Tân Kỳ thờ thành hoàng là Cao Sơn Đại Vương, thời Hùng Duệ Vương, có công chống giặc Thục, giữ yên bờ cõi. Lễ hội hằng năm vào ngày 8 tháng 2.
- Đình Ngọc Lâm (còn gọi là Đình Gậm) tại xã Tân Kỳ, thờ thành hoàng là Cao Sơn Đại Vương, thời Hùng Vương, như thành hoàng đình Quỳnh Gôi. Lễ hội hằng năm vào ngày 12-18 tháng một.
-Ngôi chùa ngay sau đình làng Quỳnh Côi  hàng năm mỗi ngày hội tới thường thu hút rất nhiều sự chú ý của người con của quê hương cũng như khách thập phương tới tham dự.
-Trong lễ hội  không thể thiếu được nghi lễ rước thánh ngự tại hai 2 đình trong thôn.Dưới đây là video cảu người con quê hương quay lại cảnh lễ hội trong thôn ngọc lâm rất đang xem.


Hội làng thôn ngọc lâm xã tân kỳ

hoi-lang-xa-tan-ky
Trò chơi đi cầu thùm(tiếng địa phương)
Lễ hội làng thôn ngọc lâm xã tân kỳ huyện tứ kỳ hàng năm được tổ chức từ ngày ngày 8-13 tháng 2. âm lịch luôn thu hút được sự quan tâm của người con của quê hương dù đang ở quê hương hay xa quê .
Lễ hội thường diễn ra tại 2 ngôi đình cổ kính trong thôn đó là đình làng Quỳnh Côi và đình làng Ngọc Lâm (hay gọi Đình Gậm).

Lễ hội làng tổ chức những trò chơi cho mọi người trong thôn hay những thanh niên trai tráng với mục đích lưu truyền được những truyền thống tốt đẹp của quê hương từ thời kháng chiến chống giặc ngoại xâm tới thời bình hiện nay.
Các trò chơi mang như nhắc nhở người con quê hương rèn luyện sức khỏe sẵn sàng bảo vệ quê hương đất nước như cha ông ta ngày xưa và một phần đem lại niềm vui cho mọi người con quê hương .

Saturday, December 21, 2013

Video Đám Cưới Xã Tân Kỳ

Tổng hợp video đám cưới tại xã tân kỳ -tứ kỳ-hải dương
dam-cuoi-xa-tan-ky




Đình Làng Quỳnh Côi Xã Tân Kỳ

dinh-lang-thon-ngoc-lam
Ngôi đình ở thôn Ngọc Lâm (làng Quỳnh Gôi), xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Đình thờ thành hoàng là Cao Sơn Đại Vương, thời Hùng Duệ vương, có công chống giặc Thục, giữ yên bờ cõi. Đình được xây dựng từ thế kỷ XVII, trùng tu nhiều lần vào các năm 1686, 1692, 1750, 1756, 1772, 1838, 1899.

Trong chiến tranh, đình bị hư hỏng nặng. Ngôi đình hiện nay gồm có Tiền bái 5 gian, Hậu cung 3 gian, 6 gian giải vũ. Trong đình, hiện còn nhiều cổ vật, trong đó có 9 tấm bia có niên đại từ thế kỷ XVII-XVIII, 15 đạo sắc thời Lê Trung Hưng và Nguyễn. Lễ hội hằng năm từ ngày 8-13 tháng 2. âm lịch. Đình đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 2001.
Đình làng thôn Ngọc Lâm hiện nay do thời gian mà đã có phần không còn nguyên trạng nhưng với nỗ lực của chính quyền trong thôn xã cũng như nhân dân đã khôi phục hiện trạng và bảo tồn nét truyền thống và cổ kính của Đình Quỳnh Côi nét di tích mang đạm chất quê hương "Cây Đa-Giếng Nước-Sân Đình"
dinh-lang-quynh-coi
Tu sửa Đình Quỳnh Côi
Thông tin về di tích lịch sử trong thôn ngọc lâm xã tân kỳ:
-Đình Quỳnh Gôi tại xã Tân Kỳ thờ thành hoàng là Cao Sơn Đại Vương, thời Hùng Duệ Vương, có công chống giặc Thục, giữ yên bờ cõi. Lễ hội hằng năm vào ngày 8 tháng 2.
-Đình Ngọc Lâm (còn gọi là Đình Gậm) tại xã Tân Kỳ, thờ thành hoàng là Cao Sơn Đại Vương, thời Hùng Vương, như thành hoàng đình Quỳnh Gôi. Lễ hội hằng năm vào ngày 12-18 tháng một

Chùa Phúc Duyên Xã Tân Kỳ

chua-phucduyen-xa-tanky
Chùa Phúc Duyên

Ngôi chùa ở thôn Nghi Khê, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVII, trùng tu vào thời Nguyễn
Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ tướng quân Nguyễn Đình Thiêm tự Phúc Cơ, quê tại bản xã sống vào thế kỷ XVII..
Ngôi chùa hiện nay, có quy mô khá lớn gồm: Tiền đường, Hậu cung, hành lang, gác chuông, Nhà tổ. Nghệ thuật chạm khắc mang dấu ấn của thế kỷ XVII-XVIII. Cổ vật phong phú và nhiều loại hình: hệ thống tượng Phật, bia ký, câu đối, đại tự và bản mục dục bằng chữ nôm. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1997.
Hiện nay chùa Phúc Duyên đã được trùng tu rất là nhiều ,tuy nhiên vẫn giữ được tất cả sự cổ kính cũng như nét đẹp vốn có của ngôi chùa.